Đã bao lâu rồi bạn không bảo dưỡng chiếc đồng hồ của mình? Đồng hồ nếu được bảo dưỡng đúng cách và thường xuyên sẽ làm tăng độ bền và giúp đồng hồ của bạn trông như mới. Vậy bảo dưỡng đồng hồ cơ khi nào? bảo dưỡng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết này.
Vì sao cần bảo dưỡng đồng hồ cơ?
Đồng hồ đeo tay không chỉ là một vật để xem giờ mà còn lạ một món đồ thời trang, thẩm mỹ. Chúng ta vẫn thường bảo trì nhà cửa, xe hơi…để chúng luôn sạch sẽ, sáng bóng và hoạt động tốt chính vì vậy đồng hồ cũng cần được bảo dưỡng.
Bộ máy đồng hồ luôn hoạt động chạy đua theo năm tháng nếu không được bảo dưỡng thường xuyên thì chắc chắn đến một lúc nào đó nó sẽ bị ảnh hưởng và hư hỏng.
Để sở hữu một chiếc đồng hồ mãi đẹp và hoạt động tốt, chúng ta cần phải bảo dưỡng chúng thường xuyên theo định kỳ. Tùy vào từng loại đồng hồ khác nhau sẽ có thời gian bảo dưỡng khác nhau.
Bảo dưỡng đồng hồ cơ bao lâu một lần?
Một chiếc đồng hồ cơ sau một thời gian sử dụng quá lâu sẽ khiến chiếc đồng hồ trở nên cũ kỹ, bộ máy hoạt động kém. Để chiếc đồng hồ cả bạn được hoạt động trơn tru và chính xác hơn bạn cần phải lau dầu thường xuyên.
Vậy đồng hồ cơ bao lâu nên lau dầu một lần? Nhiều người vẫn thường cho rằng thực hiện lau dầu đồng hồ càng nhiều lần càng tốt, thế nhưng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm bởi khi bạn lau quá nhiều thì chiếc đồng hồ của bạn rất có thể sẽ bị hư hỏng nếu lau dầu không đúng cách.
Bạn chỉ nên lau khi đồng hồ thực sự có vấn đề hoặc theo khuyến nghị của chính hãng. Đối với từng loại đồng hồ khác nhau sẽ có thời gian bảo dưỡng và lau dầu đồng hồ khác nhau.
Đồng hồ cơ bao lâu lau dầu một lần
Như đã nói ở trên không phải càng lâu nhiều lần thì càng tốt cho đồng hồ, mà bạn cần lau theo một khoảng thời gian nhất định.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia từ chính hãng thì thời gian cụ thể để lau đồng hồ cơ là:
Đối với đồng hồ cơ của Nhật Bản:
Hầu hết các hãng đồng hồ cơ Nhật Bản có thời gian cần bảo dưỡng là khoảng 2 – 3 năm 1 lần.
Đối với đồng hồ cơ của Thụy Sỹ:
Tỳ thuộc vào từng mức giá sẽ có thời gian bảo dưỡng khác nhau. Với mức giá rẻ, tầm trung ( giá tầm 3000 USD) sẽ có thời gian bảo dưỡng là 3 – 4 năm/ lần
Đối với những sản phẩm giá cao ( Trên 30000 USD) thì thời gian bảo dưỡng sẽ rơi 4 – 5 năm/ lần
Các loại đồng hồ có cơ chế được biệt, thì thời gian bảo dưỡng có thể lâu hơn trên 6 năm/ 1 lần.
Một số trường hợp đặc biệt cần bảo dưỡng ngay
Bên cạnh thời gian bảo dưỡng đồng hồ cơ theo hãng yêu cầu thì vẫn còn một số trường hợp đặc biệt bạn cần bảo dưỡng ngay đó là:
- Đồng hồ bị hấp hơi nước và nước biển dính vào bên trong máy
- Đồng hồ đã được sửa chữa nhưng ở những nơi không uy tín dẫn đến không đảm bảo chất lượng làm cho chiếc đồng hồ bị gỉ sét bên trong máy
- Bị va đập, rơi vỡ, các linh kiện của máy bị xô lệch và không đảm bảo
- Đồng hồ của bạn có thể bị bảo dưỡng khi chưa xảy ra lỗi hoặc đã xảy ra lỗi. Khi chiếc đồng hồ cơ của bạn xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn cần đem bảo dưỡng ngay:
- Đồng hồ hay bị chết máy ( lúc chạy bình thường, lúc chết máy)
- Chạy chậm dần
- Chạy không qua đêm, chạy một lúc là tắt máy hoặc máy hoặt động chậm
Vì sao không nên lạm dụng bảo dưỡng lau đồng hồ cơ?
Việc lau dầu đồng hồ cơ là cần thiết, thế những lạm dụng việc lau dầu đồng hồ cơ là không nên bởi vì:
– Khi lau dầu đồng hồ, việc mở nắp thường suyên sẽ khiến ron cao su chống nước bị ảnh hưởng, khi đó sẽ làm giảm khả năng chịu nước của đồng hồ
Nếu khi bảo dưỡng, lau dầu đồng hồ mà gặp phải thợ không chuyên, lau ẩu, không kiểm tra kỹ thiết bị cùng với máy móc không hiện đại sẽ khiến giảm độ chính xác của máy và làm gỉ sét máy trong của đồng hồ
Có khá nhiều hãng đồng hồ nổi tiếng, hạn chế việc lau đồng hồ và đồng hồ vẫn hoạt động tốt. Vấn đề ở đây là bạn cần hiểu về chiếc đồng hồ của mình để có thể có được phương pháp bảo dưỡng tốt nhất.
Quy trình bảo dưỡng đồng hồ cơ
Theo tiêu chuẩn của Thụy Sĩ đồng hồ cơ được bảo dưỡng theo quy trình sau.
- Vệ sinh vỏ máy, sử dụng máy siêu âm chuyên dụng để vệ sinh
- Sử dụng dung dịch đặc biệt làm sạch các chi tiết máy
- Tra dầu và lắp ráp từng chi tiết máy, đồng hồ cơ bạn cần phải tháo lắp các linh kiện thật chi tiết, sau đó làm sạch linh kiện và chấm dầu vào linh kiện máy.
- Kiểm tra độ sai số bằng máy đo chuyên dụng
- Thay gioăng máy để đảm bảo độ kín nước cho đồng hồ
- Kiểm tra khả năng tích cót và độ ổn định của chiếc đồng hồ
- Kiểm tra kỹ độ kín nước bằng máy nén khí chuyên dụng
- Kiểm tra độ thẩm mỹ của máy
Trên đây là những thông tin về bảo dưỡng đồng hồ cơ,chúc cho chiếc đồng hồ của bạn luôn hoạt động ổn định và như mới.